Khi nhắc đến thiết kế đồ họa không thể không nhắc đến nhà thiết kế đồ họa nổi tiếng Neville Brody. Ông sinh ngày 23/04/1957 tại Southgatee London, ông được biết thông qua các thiết kế đồ họa và thiết kế chữ.
Ngay từ khi còn nhỏ ông đã rất yêu thích nghệ thuật thị giác, và đến khoảng thập niên 60,70 ông càng bị ấn tượng mạnh hợn bởi những loại hình nghệ thuật. Khi đó, hai trường Minchenden Grammar là trường ông đã lựa chọn để học và học nghệ thuật A-Lever.
Tiếp theo Brody lại theo học trường Horney College of Art với khóa Fine Art năm 1957. Sau đó, mùa thu năm 1974 Brody tiếp tục học về đồ họa tại London College of Printing trong 3 năm. Do những thử nghiệm trái ngược thực tế nên những giáo viên ở đây thường không thích những tác phẩm của ông.
Năm 1977, với việc bỏ đầu Nữ hoàng ra một bên trong một thiết kế tem, Brody đã bị đuổi ra khỏi trường. Thời điểm này cũng là lúc đời sống ở London bị ảnh hưởng bởi Punk Rock. Lúc này, ông đã táo bạo nhận nhiều công việc thiết kế poster cho các buổi hòa nhạc sinh viên do ông bị kích thích mạnh mẽ bởi năng lượng của Punk, hơn thế ông còn kết hợp phong cách Dadaism và Pop trong luận án 3 năm của mình.
Sau đó ông đã thử nghiệm kết hợp hình ảnh với các yếu tố kiến trúc với vai trò là một Chỉ đạo nghệ thuật của Fetish. Với thử nghiệm của ông được áp dụng cho thực tế thông qua kiểu sáng tạo trên tạp chí Face (1981-1986).
Qua The Face, những tác phẩm của ông đã tạo ra một cuộc các mạng hóa trong việc tiếp cận nhà thiết kế và người đọc lẫn nhau. Trong thế kỷ 18, các tạp chí, quảng cáo và các thiết kế đồ họa đã nhanh chóng nhái lại những thiết kế độc đáo của Brody do ông đã từ chối những gì có yếu tố thương mại trong phong cách thiết kế của mình.
Không chỉ nổi tiếng không phong cách thiết kế, brody còn được biết đến rộng rãi trong việc kết hợp kiểu chữ một cách sáng tạo và ông còn bắt đầu tự thiết kế cho mình những kiểu chữ riêng. Trong lĩnh vực typography với các dự án FUSE, một ấn phẩm xuất bản của ông đã được lựa chọn với những thử nghiệm về mặt chữ và các bích chương, những thách thức giới hạn giữa typography và thiết kế đồ họa.
Từ năm 1987-1990, đây là khoảng thời gian ông đã làm việc cho Arena. Trong giai đoạn này ông đã theo một phong cách mới hoàn toàn đối lập so với những phong cách quen thuộc với sự trợ giúp từ máy tính trước đó của mình đó là sử dụng sự tối giản kiểu chữ đơn giản.
The Studio tại London do ông lập ra năm 1987 với những thiết kế tạo ra bằng máy bất thường đã nhận được nhiều sự tán thưởng, khen ngợi cả ở trong nước và ngoài nước. Các tổ chức nước ngoài như Belin’s Haus der Kulturen der Welt, Greenpeace, the Dutch Postal Service, Men’s Bigi and Parco của Nhật hay Austria’s ORF TV chanel… đã lấy những thiết kế sáng tạo của ông làm quy chuẩn cho tổ chức mình.
Ông vẫn tiếp tục thiết kế những mặt chữ kỹ thuật số cho đến ngày nay, nhưng ông tập trung nhất vào việc thiết kế truyền thông điện tử. Có thể nói, những sáng tác của ông đã có những đóng góp vô cùng quan trọng cho ngành thiết kế đồ họa và ngành typography kĩ thuật số.