Màu sắc có ở khắp mọi, trên mọi loại hình vật chất và tác động mạnh mẽ tới thị giác của chúng ta. Tuy nhiên, không phải màu nào cũng đem lại cho ta cảm giác và phản ứng cơ thể giống nhau. Nếu biết lựa chọn và kết hợp đúng các màu trong thiết kế sẽ đem lại hiệu quả tuyệt vời trong truyền đạt thông điệp muốn nói hoặc thể hiện cá tính của sản phẩm.
MÀU CƠ BẢN: ĐỎ
Màu đỏ thường gắn liền với lửa, bạo lực và chiến tranh, nhưng nó cũng kết hợp để thể hiện tình yêu và niềm đam mê.
Trong cuộc sống hàng ngày, màu đỏ được cho là làm tăng huyết áp và tốc độ hô hấp, tác động làm tăng quá trình trao đổi chất của con người. Ngoài ra màu đỏ còn gợi đến sự giận dữ, hay nhấn mạnh tầm quan trọng của các sự kiện (ta thường nghe thảm đỏ, ghế đỏ,…). Màu đỏ cũng được dùng để chỉ sự nguy hiểm (dùng để cảnh báo).
Trong thiết kế, màu đỏ được dùng như một điểm nhấn mạnh mẽ, nó sẽ lấn át các màu sắc khác nếu được sử dụng quá nhiều, đặc biệt là ở dạng đỏ tinh khiết. Tuy nhiên, màu đỏ cũng có những biến thể khác, màu đỏ tươi thể hiện sinh lực, màu đỏ đậm (đỏ đô) tượng trưng cho sức mạnh và sự thanh lịch.
MÀU CƠ BẢN: VÀNG
Màu vàng được xem là màu sắc ấm áp và tươi sáng nhất, nó gắn liền với hạnh phúc và ánh nắng mặt trời. Nhưng màu vàng còn để biểu thị sự lừa dối và hèn nhát. Màu vàng cũng được gắn kết với niềm hy vọng, bạn thấy ở một vài quốc gia, trong các gia đình khi có người đang ngoài chiến trường, họ thường treo các ruy-băng màu vàng để cầu nguyện cho người thân của họ. Màu vàng cũng gắn liền với sự nguy hiểm, tuy nhiên, nó không thể hiện mạnh mẽ như màu đỏ.
Màu vàng cũng bị ảnh hưởng theo các nền văn hóa khác nhau, chẳng hạn, ở Ai Cập, màu vàng là màu của tang tóc, nhưng ở Nhật Bản, màu vàng lại thể hiện sự can đảm, và ở Ấn Độ, đó là màu của các thương gia.
Trong thiết kế, màu vàng tươi tạo một cảm giác hạnh phúc và vui tươi. Màu vàng là màu của giới trẻ và các em bé (không phải màu xanh hay màu hồng). Màu vàng nhạt tạo cho chúng ta một cảm giác thanh bình hơn là màu vàng tươi. Màu vàng sẫm và vàng heo đôi khi có thể nhìn cổ xưa, được sử dụng trong thiết kế mang lại một cảm giác của sự vĩnh cửu.
MÀU CƠ BẢN: XANH LAM
Khác với 2 màu cơ bản trên, xanh lam là màu thuộc tông lạnh. Trong tự nhiên nó là màu của nước và bầu trời, nhưng hiếm khi thấy trên các loại trái cây và rau củ.
Xanh lam tượng trưng cho sự trầm tĩnh và trách nhiệm. Màu lam nhạt dễ chịu và thân thiện. Lam đậm thể hiện sự mạnh mẽ, đáng tin cậy hơn. Ý nghĩa của xanh lam tùy thuộc vào sắc thái của màu. Trong thiết kế, độ chính xác của sắc thái bạn chọn tác động rất lớn đến cảm nhận của người xem.
- Xanh lam đậm: Sự tin tưởng, cơ quan công quyền, sự thông minh, phẩm giá.
- Xanh lam sáng: Trong sáng, mạnh mẽ, độc lập, mát mẻ (ý nghĩa của màu này tới từ màu xanh của nước biển, một vài trong số đó thì hữu hình hơn).
- Xanh da trời: Hoà bình, thanh thản, thanh cao, tin thần, bao la (ý nghĩa tới từ màu xanh của bầu trời).
Phần lớn trường hợp, màu xanh lam đem lại cảm giác tin tưởng, thấu hiểu, trung thành, sáng sủa.
MÀU THỨ CẤP: CAM
Màu cam được tạo ra bởi sự kết hợp của 2 màu nóng là đỏ và vàng, bởi vậy, màu cam rực rỡ và tràn đầy năng lượng. Nó là biểu tượng của đất đai và mùa thu, trở thành màu của sự thay đổi và chuyển động.
Cam đồng thời là tên gọi của một loại trái cây bổ dưỡng, nên màu cam còn làm cho chúng ta liên tưởng tới màu của sức khỏe và sự sống. Trong thiết kế, màu cam được sử dụng để lôi cuốn sự chú ý nhưng không áp đảo như màu đỏ, mà thể hiện sự thân thiện và thú vị.
MÀU THỨ CẤP: XANH LỤC
Xanh lục được tạo ra bởi sự kết hợp 2 màu cơ bản là vàng và xanh dương. Vì thế, xanh lục cũng có những thuộc tính êm dịu của xanh lam, những nét sinh khí của sắc vàng.
Đây là màu biểu tượng cho sự khởi đầu và tăng trưởng, sự đổi mới và sinh sôi. Trong một số nền văn hóa, xanh lục còn là hiện thân của tính đố kỵ, lòng ghen ghét và sự thiếu kinh nghiệm của con người. Trong thiết kế, xanh lục có thể tạo nên hiệu ứng cân bằng, hài hòa và ổn định. Nó thích hợp với các thiết kế thể hiện tính sang trọng, ổn định, đổi mới và tự nhiên.
- Xanh tươi có sinh khí và sống động hơn.
- Xanh ô liu lại tượng trưng của thế giới tự nhiên.
- Xanh đậm mang tính ổn định nhất, biểu tượng của sự sung túc.
MÀU THỨ CẤP: TÍM
Màu tím là màu của hoàng gia, được tạo ra bởi sự kết hợp của 2 màu cơ bản là đỏ và xanh. Màu tím là màu của sự sáng tạo, trí tưởng tượng và cả sự lãng mạn.
- Màu tím đậm theo truyền thống gợi lên sự sang trọng – màu của hoàng gia.
- Màu tím nhạt (màu hoa oải hương) tượng trưng cho sự lãng mạn, dịu dàng.
Màu sắc là cảm giác tác động đến hệ thần kinh của người, từ sự kết hợp tín hiệu của tế bào cảm nhận màu ở mắt người. Nguồn gốc của màu sắc từ một tia sáng là cảm giác màu từ tia sáng đó tác động lên mắt người. Đây chính là khái niệm màu sắc cơ bản.
Bảng màu sắc được tạo thành từ 3 gam màu chính: đỏ, vàng, xanh lam. Bài viết trên đã giới thiệu Top 6 gam màu thuộc dải màu sắc từ 12 gam màu cơ bản.
Trong đời sống hằng ngày, màu sắc có ở khắp mọi nơi. Mỗi một màu sắc lại có thể đem đến cho người nhìn một cảm giác hoặc tâm trạng nhất định. Nếu biết cách phối hợp dựa trên cách sắp xếp thứ tự màu sắc, bạn có thể tạo thành dải màu sắc đa dạng, nhằm mục đích truyền tải một nội dung, một thông điệp nhất định nào đó.
Đặc biệt, trong các lĩnh vực liên quan đến sáng tạo nghệ thuật, điển hình như thiết kế hình ảnh. Designer là người đã được học màu sắc và biết cách kết hợp màu sắc tiếng Anh theo lý thuyết bánh xe màu sắc, để tạo thành một tác phẩm độc đáo, lôi cuốn, thu hút người nhìn.
Nếu từ trước đến nay, bạn đang gặp phải vấn đề về cách lựa chọn, sử dụng hay phối màu, khiến cho việc thiết kế hình ảnh chưa được mới mẻ, ấn tượng. Thì giờ đây, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, khoa học máy tính. Những công cụ hỗ trợ thiết kế hình ảnh được ra đời, giúp cho giới Designer có thêm công cụ để thỏa sức sáng tạo, sống trọn đam mê.