Thương Hiệu Cảm Xúc – Công Cụ Tuyệt Vời Chiếm Lấy Trái Tim Khách Hàng

Chúng ta đang sống trong thời đại Marketing 4.0. 4P đã trở thành 4C, chữ P cuối cùng (Promotion – truyền thông) nay đã biến thành Communication (giao tiếp). Các nhãn hàng bây giờ không chỉ đơn thuần cung cấp thông tin về sản phẩm, mà xa hơn thế, họ truyền tải cảm xúc, thông điệp mà mình muốn hướng tới đến khách hàng. Đó là cách duy nhất để các thương hiệu chiếm được trái tim khách hàng và trở thành sự lựa chọn số một của người tiêu dùng. Chính vì vậy, xây dựng Thương hiệu cảm xúc gần như đã trở thành một yếu tố bắt buộc quyết định đến sự thành bại của 1 doanh nghiệp.

Vậy Thương hiệu cảm xúc là gì?

Khái niệm “Thương hiệu cảm xúc” được Marc Gobe khởi xướng lần đầu vào khoảng cuối thập niên 90, khẳng định một cách tiếp cận mới trong Marketing với đối với một sản phẩm bất kỳ. Cách tiếp cận này cho rằng, xây dựng thương hiệu không chỉ tập trung vào mặt lý tính của sản phẩm mà cần tác động trực tiếp vào cảm xúc, nhu cầu và mong muốn của khách hàng.

Có thể nói rằng, hành động thì bị chi phối rất nhiều bởi cảm xúc. Đứng trước hai sự lựa chọn giữa 1 lon CoCa và 1 lon Pepsi giống hệt nhau về công năng và kích cỡ, người mua chắc chắn sẽ chọn sản phẩm mà họ thấy thích hơn. Việc tạo ra một mối liên hệ tình cảm với khách hàng hiển nhiên sẽ trực tiếp đóng góp cho sự gia tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.

Ý tưởng thiết kế nhận diện thương hiệu

Kho ý tưởng nổi bật được xây dựng chi tiết và tỉ mỉ theo từng ngành hàng dành riêng cho từng yêu cầu cụ thể.

Một chiến dịch Thương hiệu cảm xúc được coi là thành công khi nó khơi gợi được một phản ứng tình cảm trong người tiêu dùng: một nhu cầu mang tính trực giác, cấp thiết đối với sản phẩm của doanh nghiệp. Người tiêu dùng lúc này cảm nhận được một sự gắn kết mạnh mẽ và lâu dài đối với sản phẩm, cảm xúc này có thể là sự gắn bó, đồng hành hoặc tình yêu.

Thương hiệu cảm xúc – Công cụ tuyệt vời để chiếm lấy trái tim khách hàng của bạn
Khách hàng cảm nhận sự gắn kết mạnh mẽ và lâu dài đối với sản phẩm

Công cụ xây dựng thương hiệu này mạnh mẽ đến mức nó có thể biến một người không quan tâm đến sản phẩm của bạn trở thành một khách hàng trung thành trọn đời!

Cách thương hiệu cảm xúc biến “người qua đường” trở thành khách hàng trung thành

Vậy thương hiệu cảm xúc thực sự ảnh hưởng đến khách hàng như thế nào? Dưới đây là 10 tác động khiến khách hàng trung thành với doanh nghiệp của bạn:

Khách hàng trở thành người mua hàng

Xây dựng thương hiệu cảm xúc cho phép các công ty tạo mối quan hệ với người dùng trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau. Cách tiếp cận này khiến khách hàng tiềm năng có thái độ tích cực đối với sản phẩm, tạo nên sự hấp dẫn cho sản phẩm của thương hiệu. Sản phẩm được bán, chứ không phải bị ép phải mua.

Sản phẩm trở thành trải nghiệm

Cách xây dựng thương hiệu này tạo ra một bộ nhớ cảm xúc giữa người mua và sản phẩm, với sự kết nối còn mạnh mẽ hơn chỉ dựa vào nhu cầu đơn thuần. Thông thường, nhu cầu sẽ được cân nhắc dựa trên giá cả và sự thuận tiện. Nhưng khi thêm yếu tố trải nghiệm vào sản phẩm, doanh nghiệp đã tạo nên một giá trị mới mà thậm chí tiền còn không mua được.

Sự trung thực biến thành sự tin tưởng

Tạo dựng cảm xúc là tạo dựng niềm tin. Niềm tin luôn là một trong những giá trị cơ bản nhất mà doanh nghiệp cần mất rất nhiều công sức để xây dựng. Sử dụng thương hiệu cảm xúc sẽ đem đến sự thoải mái cho khách hàng và mang đến lợi thế cho thương hiệu bởi người mua sẽ coi thương hiệu của bạn là sự lựa chọn hàng đầu.

Thương hiệu cảm xúc – Công cụ tuyệt vời để chiếm lấy trái tim khách hàng của bạn
Tạo dựng cảm xúc là tạo dựng niềm tin

Chất lượng đến sự ưu tiên

Tạo dựng sự gắn kết cảm xúc giúp thương hiệu trở thành sự ưu tiên của khách hàng. Tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt là yếu tố cơ bản để doanh nghiệp tồn tại trên thị trường, tuy nhiên, dành được sự ưu ái của khách hàng còn quan trọng hơn, khi nó đồng nghĩa với việc sản phẩm đã tạo ra được một sự liên kết tích cực với người dùng.

Nhận biết chuyển thành khát vọng

Thể hiện doanh nghiệp của bạn không chỉ tập trung vào bán hàng mà còn muốn đem đến giá trị cho người dùng sẽ giúp thương hiệu của bạn trở thành nguồn cảm hứng. Độ nhận diện thương hiệu tạo nên khiến khách hàng quen thuộc với bạn, nhưng để thành công thực sự, thương hiệu cần truyền được cảm hứng, từ đó trở thành niềm khao khát với khách hàng.

Danh tính thành tính cách

Xây dựng thương hiệu cảm xúc còn giúp các doanh nghiệp hình thành tính cách, văn hóa của mình, qua đó tạo ra ảnh hưởng lâu dài đến người dùng. Cá tính thương hiệu sẽ kích thích phản ứng tích cực đối với thương hiệu từ phía khách hàng.

Công năng thành cảm xúc

Sản phẩm có thể hoạt động theo chức năng thực tế của nó, nhưng thương hiệu cảm xúc cho phép người dùng có trải nghiệm cảm xúc sâu sắc hơn khi sử dụng sản phẩm.

Hiện tại trở thành mãi mãi

Cũng giống như việc tạo ra trải nghiệm, thương hiệu cảm xúc thúc đẩy phổ biến của thương hiệu, đồng thời nó cũng tạo ra tác động đến người dùng tiềm năng khiến họ gắn bó lâu dài với sản phẩm.

Giao tiếp biến thành đối thoại

Doanh nghiệp được khuyến khích tạo ra nhiều cuộc trò chuyện với khách hàng thông qua các tin nhắn riêng, các cuộc đối thoại trực tiếp để lắng nghe những trải nghiệm thực tế của khách hàng về sản phẩm.

Dịch vụ trở thành mối quan hệ

Thương hiệu cảm xúc giúp tạo ra mối quan hệ đặc biệt giữa doanh nghiệp và khách hàng trung thành. Tạo mối quan hệ với người dùng có lẽ là khía cạnh quan trọng nhất của việc xây dựng thương hiệu cảm xúc bởi nó sẽ tạo một mối liên kết sâu sắc đến khách hàng giống như doanh nghiệp dự tính.

Vậy công thức để xây dựng thành công thương hiệu cảm xúc là gì? Dưới đây là câu trả lời!

Công thức của Thương Hiệu cảm xúc

Có 3 kỹ thuật mà bạn có thể áp dụng để để đảm bảo sự thành công cho chiến dịch xây dựng thương hiệu của mình:

Chạm đúng nhu cầu của khách hàng:

Barry Feig – Marketer, chuyên gia về hành vi trường tiêu dùng – đã chỉ ra trong cuốn sách “Hot Button Marketing: Push the Emotional Buttons That Get People to Buy” của mình rằng có 16 “nút bấm” để khích hoạt mong muốn mua từ khách hàng của bạn:

  • Mong muốn kiểm soát;
  • Tôi giỏi hơn bạn;
  • Sự háo hức khám phá;
  • Cảm giác giá trị được nâng cao;
  • Giá trị gia đình;
  • Khát vọng được hòa nhập;
  • Sự vui vẻ;
  • Sự thiếu thời gian;
  • Mong muốn giành được cái tốt nhất;
  • Đạt được thành tựu của bản thân;
  • Tình dục, tình yêu và tình cảm lãng mạn;
  • Nhu cầu được đáp ứng;
  • Sự thay đổi bản thân;
  • “Hãy khiến tôi thông minh hơn”;
  • Quyền lực, sự thống trị và sự tác động
  • Mong ước thành sự thực

Những nhu cầu thuộc về cảm xúc và trực giác giúp Marketer nhìn trước được mong muốn thực sự của khách hàng. Doanh nghiệp của bạn sẽ dành lợi thế khi thể hiện được bạn có khả năng đáp ứng những nhu cầu này.

Giới thiệu sản phẩm một cách văn vẻ:

Phương pháp thứ hai mà các thương hiệu có thể sử dụng đó là giới thiệu sản phẩm một cách văn vẻ, và cố gắng kết hợp nó với yếu tố cảm xúc. Một ví dụ tiêu biểu cho việc áp dụng phương pháp này là vào năm 1966, Hamlet Cigar đã in lên tất cả bao bì của họ dòng chữ: “Hạnh phúc là một điếu xì gà mang tên Hamlet”. Câu nói này đã liên kết nhãn hàng với một cảm xúc cụ thể theo cái cách văn vẻ đầy thú vị!

Thương hiệu cảm xúc – Công cụ tuyệt vời để chiếm lấy trái tim khách hàng của bạn
“Hạnh phúc là một điếu xì gà mang tên Hamlet”

Để cho người dùng có phản ứng cảm xúc với quảng cáo:

Phát nhạc ảm đạm kết hợp vợi hình ảnh có người đang gặp khó khăn sẽ tạo ra một sự kết nối phi lý tính đối với sản phẩm mà thậm chí sản phẩm còn không cần phải xuất hiện trong đoạn quảng cáo. Đây chính là một ví dụ về việc khơi gợi cảm xúc từ đó tạo ra một sự liên kết giữa khách hàng và sản phẩm, gắn kết thương hiệu gần hơn với công chúng.

Thương hiệu cảm xúc là một công cụ xuất sắc được sử dụng bởi rất nhiều doanh nghiệp và nhãn hàng trên thế giới, và những thương hiệu thành công nhất cũng là những thương hiệu sử dụng công cụ này hiệu quả nhất.

Cách mà các thương hiệu lớn thay đổi thế giới bằng Thương hiệu cảm xúc

Apple

Chiến lược xây dựng thương hiệu mang tính biểu tượng của Apple luôn chú trọng đến cảm xúc. Thương hiệu này tạo mối quan hệ thân thiết và sự gắn bó thân mật với khách hàng, và kết quả là nó được khách hàng cực kỳ yêu thích. Những cảm xúc mà người dùng nhận được khi khám phá, sở hữu và sử dụng các sản phẩm của Apple là rất sâu sắc và phong phú khi thương hiệu nhấn mạnh đến lối sống, trí tưởng tượng, niềm đam mê, sự đổi mới và nhu cầu của hàng hàng của mình.

Họ đặt khách hàng là trung tâm cho mọi hoạt động của mình. “Shot on iPhone” là một minh chứng tiêu biểu. Chiến dịch này không những giới thiệu được đầy đủ các tính năng linh hoạt của chiếc camera trên iPhone, mà đặc biệt ở chỗ, nó còn bao gồm tất cả những video được quay bằng chính người dùng.

Thương hiệu cảm xúc – Công cụ tuyệt vời để chiếm lấy trái tim khách hàng của bạn
Chiến dịch Shot on iPhone

Mang đến cho khách hàng cơ hội trở thành một phần của một thứ gì đó khổng lồ – phần đầu tiên của chiến dịch được xem ít nhất 6,5 tỷ lần – Shot on iPhone kết hợp thành công cảm xúc của con người với lợi ích sản phẩm. Cho thấy sản phẩm của họ phù hợp mọi người như thế nào, chiến dịch củng cố thương hiệu Apple và làm bền vững thêm sự kết nối cảm xúc với khán giả.

Nike

Ví dụ huyền thoại thứ hai về thương hiệu cảm xúc là Nike. Nike thể hiện thương hiệu của mình bằng cách truyền cảm hứng đến cho khách hàng. Slogan “Just Do It” đã nói lên tất cả. Đơn giản nhưng rất hiệu quả, slogan của hãng đã tạo ra mối liên hệ với khách hàng bằng cách để mỗi người tự có một cách định nghĩa, cách hiểu riêng.

Thương hiệu cảm xúc – Công cụ tuyệt vời để chiếm lấy trái tim khách hàng của bạn
Slogan “Just do it” của Nike

Nike sử dụng câu chuyện về chủ nghĩa anh hùng trong các chiến dịch quảng cáo của mình. Thương hiệu lấy câu chuyện về một anh hùng nhưng cải biến nó thành câu chuyện “Bản thân bạn là anh hùng, và mặt lười biếng của bạn là kẻ thù lớn nhất”. Nó minh họa cho cuộc chiến với kẻ thù lười biếng truyền kiếp diễn ra trong đầu chúng ta mỗi ngày. Cuộc chiến của việc lựa chọn giữa đi tập thể dục vào sáng hay tiếp tục gắn bó với cái giường và giấc ngủ.

Đó là một trong những câu chuyện của Nike mà chúng ta hoàn toàn có thể cảm thấy mình trong đó. Và, theo Nike, kết cục là phần anh hùng trong chúng ta đã chiến thắng. Đó chính là cách cực kỳ thông minh và khéo léo mà Nike đã kết nối chúng ta với thương hiệu, khiến chúng ta tiếp nhận sản phẩm của hãng một cách hoàn toàn tự nhiên.

Thiết kế Thương hiệu của bạn với Cảm xúc

Thiết kế cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc kích thích cảm xúc tích cực trong khách hàng. Ý tưởng và cảm xúc mà bạn muốn truyền đạt đến khán giả của mình phải được diễn giải và truyền đạt chủ yếu thông qua kênh thị giác. Cho dù đó là các phương tiện truyền thông của bạn như quảng cáo in và TVC, hay bộ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp, chúng phải được đồng bộ hóa về mặt cảm xúc và hình ảnh để truyền tải tốt ý tưởng thương hiệu của bạn hướng đến.

Một thiết kế tốt đáng giá cả ngàn câu chữ. Đầu tư vào giai đoạn thiết kế để đảm bảo chiến dịch Thương hiệu cảm xúc thành công. Nếu bạn là một công ty lớn, hãy chi tiêu cho việc thuê các nhà thiết kế xuất sắc hiểu khái niệm thương hiệu của bạn và có thể diễn giải nó thành thiết kế của sản phẩm. Hoặc thậm chí nếu bạn không có ngân sách khổng lồ, bạn hoàn toàn có thể sử dụng các công cụ thiết kế trực tuyến miễn phí, tùy chỉnh các mẫu nhất định mà họ có và tạo ra những thứ đại diện cho thương hiệu của bạn.

Thương hiệu cảm xúc rất quan trọng trong sự thành công của một công ty, đặc biệt là nếu họ muốn làm nên lịch sử. Hãy dành thời gian để đầu tư cho công cụ này một cách cẩn thận và nhớ tạo cảm xúc trong tất cả các bước bạn làm, từ việc tạo ra các ý tưởng để thiết kế các sản phẩm cuối cùng.

thietkedohoa
thietkedohoa
Bài viết: 203