1. Ánh sáng tự nhiên
Bạn nên chụp đồ ăn bên cạnh cửa sổ có ánh sáng khuếch tán. Ánh nắng gay gắt sẽ tạo bóng đậm còn ánh đèn trong phòng sẽ làm món ăn có màu rất tệ. Mặc dù đèn Flash có thể cung cấp lượng sáng cần thiết cho vật cần thể bạn muốn chụp nhưng nhiều khi lại xảy ra hiện tượng những ánh sáng nhỏ mà bạn không mong muốn. Ánh sáng tự nhiên luôn là môi trường lý tưởng nhất. Hãy cố chụp tự nhiên nhất có thể và phản quang cho những vùng tối bằng vài tấm bảng trắng hay một cái thớt nhựa trắng để có cách chụp đồ ăn đẹp.
2. Đạo cụ và background
Không món ăn nào trông đẹp nổi với đạo cụ xấu xí và background tệ hại. Nếu bạn chụp trên bàn ăn hay ghế, cố tránh để lộ ra những thứ như ổ cắm phía sau món ăn hay những đồ dùng lộn xộn trong phòng. Bạn cũng không nên dùng một cái bát to đùng để đựng món ăn nhỏ xíu.
3. Chuẩn bị trước
Công đoạn chuẩn bị là cần thiết. Hãy sắp đặt bức ảnh từ trước để bạn có thể định vị đúng và quyết định thêm hay bớt đạo cụ, bối cảnh. Ví dụ, bạn có thể thêm ít bánh mì hay bát salad, đặt thêm chiếc thìa lên bàn để tạo cảm giác. Tuy nhiên, bạn không nên tham sắp đặt quá nhiều làm xao nhãng sự chú ý vào chủ thể chính của bức ảnh.
4. Sự đơn giản
Bạn không nên cố chất đầy đĩa đồ ăn của mình, trông mọi thứ sẽ rất nặng nề và lộn xộn khi thể hiện trong một bức ảnh.
5. Bố cục
Hãy nhớ quy tắc “một phần ba” trong bố cục bức ảnh, tưởng tượng bức ảnh của bạn được chia thành 9 phần bởi 2 đường kẻ dọc và 2 đường kẻ ngang, những điểm giao nhau của đường kẻ là “điểm vàng” thu hút ánh nhìn. Hãy căn đặt các phần quan trọng của bức ảnh ở đó.
6. Kết cấu
Hãy xem món ăn của bạn như một tác phẩm điêu khắc. Nếu nó không có chiều cao hay hình thể rõ rệt, như món cà ri chẳng hạn, bạn có thể dùng đĩa hay thớt để tạo khuôn và màu sắc cho món ăn, làm nổi bật hình ảnh.
7. Chế độ chụp
Chọn chế độ chụp phù hợp cũng sẽ giúp bạn có những shot hình đẹp và ngon mắt hơn. Màu xanh lá và xanh da trời sẽ được nổi bật hơn với chế độ landscape, còn chế độ standard sẽ khiến màu đỏ và vàng sẽ được nhấn mạnh. Các thiết đặt cần bằng trắng như Cloudy, Shade, Daylight hay Tungsten có thể giúp có được những hiệu ứng màu sắc ấn tượng hơn.
8. Lựa chọn tiêu điểm
Trên cả một bức hình, chỉ cần tập trung vào một điểm trên đồ ăn cũng có thể giúp bức hình được độc đáo hơn, ống macro hay ống kính dài với khẩu độ rộng sẽ giúp bạn có được hiệu quả tốt hơn. Nếu bạn sử dụng smartphone hoặc máy ảnh compact có thể chọn chế độ chân dung hoặc Macro.
9. Lộn xộn một cách nghệ thuật
Chiếc đĩa đựng đồ ăn không cần phải sáng bóng, chỉn chu không tỳ vết, một vài chi tiết rối rắm có thể tạo nét khác biệt cho bức ảnh, đó có thể là vệt nước sốt dây ra hay vài cọng rau thơm, ít vụn bánh rơi trên bàn, rải rác trên đĩa. Những điểm này sẽ cho thấy sự hiện diện của con người và góp phần vào câu chuyện bạn đang kể.
10. Giữ độ “thật”
Món ăn nên trông có vẻ homemade nhưng đừng quá nghiệp dư. Bạn không cần phải cố biến chúng trở nên giống như được sản xuất trong nhà máy. Chỉ cần không bị cháy hay là một đống hỗn độn, bạn không cần lo lắng nếu chiếc bánh của bạn bị nứt chút ít ở đỉnh hay món chân gà có vẻ ngoài không đẹp.
11. Giữ độ “tươi”
Hãy nhanh tay lên, đừng để rau của bạn bị héo trước khi chụp ảnh. Hãy đảm bảo rằng khi bạn giơ máy lên chụp, mọi thứ trông đều tươi mới, không bị khô héo hay rũ màu. Bạn có thể đổ nước sốt hay rắc rau thơm lên món ăn ngay trước khi chụp ảnh.
12. Chụp đồ ăn khi còn nóng bốc khói
Món ăn với làn khói mỏng bốc lên cũng giúp tạo cảm giác hấp dẫn hơn đấy, đừng quên chụp món ăn khi chúng còn nóng hổi nhé.
13. Hậu kỳ
Bạn có thể nâng cấp bức ảnh của mình ở công đoạn chỉnh sửa cho thật hoàn hảo, như thêm một chút hiệu ứng sáng, tối, làm sắc nét, chỉnh độ tương phản.